Thông tin cổ đông

Title

TKV tập trung cho Đề án tái cơ cấu giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025

Thợ lò lạc quan

Theo báo cáo của Ban Tổ chức nhân sự Tập đoàn, tính đến hết năm 2016, sau khi thực hiện Đề án tái cơ cấu Tập đoàn theo Quyết định 314 của Thủ tướng Chính phủ, toàn Tập đoàn chỉ còn 48 công ty thành viên. Cụ thể là: 5 công ty 100% vốn của Nhà nước (Công ty mẹ của Tập đoàn, Tổng Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ, Công ty Nhôm Lâm Đồng, Công ty Hoa tiêu hàng hải và Công ty Môi trường); 5 đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học, y tế, đào tạo, báo chí. Còn lại tất cả các công ty con (38 công ty) đều đã hoạt động theo mô hình công ty cổ phần và trách nhiệm hữu hạn do Tập đoàn nắm cổ phần chi phối hoặc phủ quyết.

Như vậy số lượng doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước của TKV sau khi đã nhiền lần tái cơ cấu còn lại rất ít - Điều này thể hiện sự quyết tâm và nghiêm túc của TKV trong việc sắp xếp, cổ phần hóa các doanh nghiệp trực thuộc theo chỉ đạo của Đảng và Chính phủ.

Ngày 7/3/2017, HĐTV Tập đoàn đã chính thức có Tờ trình số 929/TTr-TKV báo cáo Bộ Công Thương đề nghị phê duyệt Đề án tái cơ cấu TKV giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 với những định hướng như: Kinh doanh trong 3 lĩnh vực sản xuất cốt lõi mà TKV có lợi thế (công nghiệp than và khoáng sản; công nghiệp điện và công nghiệp hóa chất mỏ); Tiếp tục duy trì mô hình kinh doanh hỗn hợp; Mô hình tổ chức tinh gọn hơn, đi vào chiều sâu; nhiều giải pháp để tái cơ cấu quản trị doanh nghiệp...

Nguồn tin: vinacomin.vn

Like0

View 11687

Facebook chat